Nhiều bạn thắc mắc cách chăm sóc mai trong mùa mưa như thế nào để cây mai tươi tốt quanh năm, không bị sâu bệnh, tuyến trùng hại rễ và đặc biệt làm cho cây mai nhiều nụ, tán cây dày đặc và tạo vẻ cô đặc cho cây mai. Xin mời các bạn cùng tham khảo bài chia sẽ cách chăm sóc cây mai trong mùa mưa trong miền Nam sau.
Bây giờ bắt đầu mưa rồi…tàng lá chưa nhiều lắm…bạn đừng nên “tỉa cành” cây nào cả mà chỉ nên bấm đọt mỗi khi tược ra được 4 lá để chúng phân nhánh nhanh cho mau kín tàng. Hoặc uốn kéo các cành đài về chỗ còn trống.
Tưới cho chúng 1 lần Vimoca hoặc rải Furadan hoặc Nokaph, để ngừa và diệt tuyến trùng…1 tuần sau tưới trichorderma..để chuẩn bị đối phó với mưa tháng 7 (tại miền Nam). Các bạn phải luôn nhớ : tuyến trùng là sát thủ âm thầm, khủng khiếp nhất của mai vàng (kể cả tiêu).
Lại nhà sách mà xem có khá nhiều sách viết về cách chăm sóc mai vàng giá trên 30.000$ 1 cuốn, nhưng đọc sơ qua, tôi biết không có cuốn nào mà người đọc, đọc xong là trồng được mai có kết quả..
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa hoa mai 5 cánh trong cuộc sống
Nghệ sỹ TS có lần than phiền rằng học xong 2 khóa về trồng mai ở 1 trường lớp…TS vẫn chưa chăm sóc nổi 1 cây mai nở hoa đẹp vào tết…mà đa số là chết hoặc thành èo uột.
Rất dễ hiểu tại sao vì tất cả chỉ phổ biến về…công thức(?!) trồng mai…mà không có lí thuyết dù là lí thuyết cơ bản nhất..về sinh học cây trồng. Do đó khi gặp rắc rối…sẽ không hiểu nguyên nhân để giải quyết..cuối cùng thất bại. Đa số đều cho rằng: mai bị bịnh..và tập trung tìm thuốc ,tìm cách chữa bịnh.
Sai sót ngay chỗ đó..sai từ nhận định, sai ngay từ nguyên nhân cơ bản…thì thuốc tiên cũng không chữa được.
Vì mai "bịnh" tuyệt đại đa số là kết quả của chăm sóc, về phân bón,về tưới nước, về môi trường sinh thái cho cây đã sai..nên cây không chịu nổi. Bất kì ai đến sinh hoạt với chủ đề này, nhất định cũng đã từng đọc sách chăm sóc về mai..đều nhận thấy rằng..:
Lão mỗ chỉ dẫn anh em trồng mai ..có công thức…có lí thuyết và có nhiều thảo luận đi kèm. Việc trồng mai sẽ thành dễ dàng có kết quả hơn..vì hiểu được từng miếng phân…từng miếng nước..và nhiệt độ, ánh nắng, tăng hay giảm sẽ đưa đến hiệu quả gì. Khi hiểu sẽ ứng biến được khi có sự cố bất thường
Xem thêm mai vàng trồng bao lâu ra hoa?Những cách trồng mai vàng
Việc bấm đọt, để lại 4 lá từ tháng 5 đến hết tháng 7 có 2 công dụng :
1-/ Làm cành chậm phóng dài từ 10 đến 15 ngày, trong thời gian đó tức nhựa cây sẽ kết thêm nụ ở các nách lá chưa có nụ..hoặc kết thêm nụ ngay nách lá đã có nụ ( 1 lá 2 hoặc 3 nụ) hoặc kết trong thân cây
2-/ Tược mới sẽ mọc thêm nhiều ra, mang theo các nụ mới dưới mỗi nách lá non.
Với các cây mai dáng tự do. Bạn có thể không cần bấm tược, mà cứ để cho cành phóng dài..đến tháng 6..bạn dùng cây nhôm uốn rồi kéo vào chỗ còn trống..và uốn toàn bộ cành, tạo dáng lại cho mai.
Tác động của sự uốn ngặt..làm mạch nhựa bị ngẹn…cành sẽ chựng lại cả tháng hoặc hơn không ra tược được..Tức nhựa, cây, cành sẽ kết thêm nhiều nụ.
Tháng 7 là vào mùa thu..đa số các cây xanh sẽ ra 1 đợt lá rất mạnh ( la hán tùng..phóng đọt mạnh…tre ra nhiều măng…và mai cũng ra tược mạnh)
Bộ lá tháng 7 rất quan trọng với mai…vì nó sẽ bộ lá chủ lực để nuôi cây. Nuôi nụ đến cuối năm,nó cũng là bộ lá để tích trữ năng lượng cho cây phục hồi sau tết. Nó cũng là bộ lá kìm hãm nụ nở sớm…vì các lá ra trước tháng 6 al khi đến gần cuối năm có thể đã quá già hoặc bịnh tật mà tự rụng hết. Do đó phải cho mai 1 lần phân (vào đất và lá )lúc vào cuối tháng 6, để mai có đủ dinh dưỡng ,mà phóng tược ra lá mạnh vào tháng 7.
Tìm hiểu thêm quy trình bón phân cho mai vàng , những phân bón cho mai vàng tốt nhất
Hết tháng 7 mà cây mai nào không ra lá mới nhiều được…cây đó sẽ nở hoa sớm hết.
Việc mai Bình Định bị chết một chi là chuyện rất hay diễn ra nhé. Tuy nhiên, tạo lại chi đó, ngay vị trí đó là việc làm rất vất vả, nhưng không phải không được đâu nhé.
Đầu tiên, phải phải thừa nhận điều này, thì mới tiến hành làm được: cái chi bị mất, dù có cố tạo lại, nó vẫn phát triển sau những chi khác, điều đó muốn nói lên rằng, tỷ lệ cốt chi sẽ không (rất khó) theo nguyên tắt bonsai nữa nhé.
Như vậy việc chăm sóc mai trong mùa mưa đối với các bạn trong miền Nam phải chú ý đến các vấn đề về bấm đọt mai, trị truyến trùng (kèm nấm bệnh trong mùa mưa), tưới phân hợp lý cho cây mai. Các bạn cần chú ý thêm về vấn đề nước tưới cho cây mai, nhiều bạn tưởng rằng trời mưa cây mai sẽ đủ nước không cần tưới tuy nhiên cây có thể thiếu nước do nước mưa không vào trong chậu được dẫn đến cây bị héo đọt, cũng có trường hợp cây bị úng nước do chậu không thoát nước, các bạn cần chú ý vấn đề trên. Chúc các bạn thành công.